Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Cấu trúc và chức năng của mũ bảo hiểm quảng cáo

Nhắc đến mũ bảo hiểm chắc hẳn đã không còn xa lạ với mọi người bởi nó quá đỗi quen thuộc và không thể thiếu với mọi người khi tham gia giao thông trên đường.

Cùng tìm hiểu về cấu trúc cũng như chức năng của mũ bảo hiểm quảng cáo này. Về cấu trúc của những chiếc mũ bảo hiểm đa số hiện nay được làm bằng nhựa nguyên sinh ABS. Một số loại mũ đắt tiền còn được làm từ kevlar hoặc sợi cacbon. Chúng thường có lớp lõi bằng bọt xốp và sợi vừa tạo cảm giác êm ái vừa bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Được thiết kế để vỡ khi va chạm (từ đó tỏa rộng phần năng lượng dồn lên não người sử dụng) nên mũ bảo hiểm môtô bao giờ cũng mất khả năng bảo vệ sau vụ tai nạn đầu tiên. Cần lưu ý rằng tác động có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bị rơi chứ không hoàn toàn vì va chạm. Tốt hơn hết, bạn nên thay mũ bảo hiểm ngay sau mỗi lần va chạm hoặc 3 năm một lần nếu may mắn không dính vào bất kỳ vụ tai nạn nào.
Chức năng của mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm thường có 2 thành phần chính là lớp vỏ ngoài cứng và phần lõi xốp bên trong giúp giảm dư trấn gây ra do va chạm.
Mục đích của lớp vỏ cứng bên ngoài là: · Cản những vật sắc nhọn xuyên qua mũ bảo hiểm và đâm vào sọ não. · Tạo điểm bám cho phần lõi bên trong sao cho không nó bị tan rã vì cọ xát ăn mòn với lớp bảo vệ. Điều này rất quan trọng vì loại bọt xốp được sử dụng có sức chống chịu rất kém trước những vật xuyên qua hoặc mài mòn. Chức năng của lớp bọt xốp là nén xuống trong suốt vụ va chạm, từ đó tăng khoảng cách cũng như khoảng thời gian đầu người lái ngừng chuyển động và giảm tốc độ hãm.

Với những chia sẻ trên đây mà công ty sản xuất mũ bảo hiểm CSC tổng hợp được hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cấu trúc và chức năng của những chiếc mũ bảo hiểm mà bạn đang sử dụng hàng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Share Emphasis